Phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo: động lực phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Ngày 21/12/2021 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức với sự hỗ trợ của Văn phòng UNESCO Hà Nội và Hội đồng Anh. Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Kế hoạch xây dựng Đề án “Phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo Việt Nam tham gia vào mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO” do Chính phủ giao Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện.

Bà Nguyễn Phương Hoà và Bà Nguyễn Thị Thu Phương đồng chủ trì Hội thảo

Hội thảo diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Bà Nguyễn Phương Hoà, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, cơ quan được Bộ giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng Đề án và Bà Nguyễn Thị Thu Phương, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Tham gia Hội thảo trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại các đầu cầu quốc tế và địa phương có các nhà quản lý trung ương và địa phương, các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong nước, chuyên gia UNESCO và quốc tế, đại diện các cơ quan, tổ chức, nghệ sỹ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo và công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh Hội thảo

Theo Kế hoạch, Đề án “Phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo Việt Nam tham gia vào mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO” sẽ tập trung nghiên cứu tiềm năng, lợi thế về sáng tạo vì sự phát triển bền vững của một số thành phố của Việt Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Hội An, Đà Lạt và Vũng Tàu, từ đó đánh giá tổng hợp tính khả thi của việc hình thành mạng lưới thành phố sáng tạo của Việt Nam nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo của UNESCO.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bà Nguyễn Phương Hoà nhận định việc tham gia vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO không chỉ là danh hiệu hay xây dựng thương hiệu mà điều quan trọng là đặt văn hóa và sự sáng tạo vào trung tâm của sự phát triển, chìa khoá của quy hoạch phát triển đô thị để các thành phố trở thành nơi đáng sống, có khả năng phục hồi, hội nhập và phát triển bền vững, phù hợp với các mục tiêu đặt ra của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Chia sẻ quan điểm này, Ông Malte Möller-Christensen, Phó Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho rằng sự phát triển lành mạnh và mạnh mẽ của lĩnh vực văn hóa nói chung và ngành công nghiệp sáng tạo nói riêng sẽ đóng góp rất nhiều không chỉ vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của một quốc gia mà còn giúp các thành phố của quốc gia đó phát triển bền vững và đáng sống, cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân thành phố. Theo ông, các thành phố của Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển thành các thành phố sáng tạo. Mỗi thành phố có những điểm mạnh và nét độc đáo riêng cần được khám phá và phát huy.

Ông Henrik Holmskov, Cố vấn chính, Trưởng ban quản lý thành phố sáng tạo giới thiệu về Viborg thành phố sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thông của Đan Mạch​

Ông David Wilson giới thiệu về Bradford (Vương quốc Anh) thành phố sáng tạo trong lĩnh vực điện ảnh

Bên cạnh việc giới thiệu về các thành phố của mình, các chuyên gia quốc tế đến từ các thành phố Viborg và Kolding của Đan Mạch và thành phố Bradford của Vương quốc Anh khẳng định việc ghi danh vào mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO đòi hỏi quyết tâm cao, sự theo đuổi mạnh mẽ và chỉ là bước khởi đầu của quá trình duy trì và phát huy yếu tố sáng tạo của thành phố, tạo động lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của sáng tạo vì sự phát triển năng động và bền vững.

Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm và kế hoạch của thành phố khi tham gia UCCN​

Ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ về tiềm năng sáng tạo của thành phố

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao  Thừa Thiên Huế  chia sẻ về tiềm năng sáng tạo của thành phố

Ông Hà Vỹ, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Đà Nẵng chia sẻ về tiềm năng sáng tạo của thành phố

Đại diện lãnh đạo thành phố Đà Lạt giới thiệu tiềm năng sáng tạo của thành phố

Hội thảo cũng lắng nghe ý kiến chia sẻ của một số địa phương, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực sáng tạo của Việt Nam và quốc tế với những đề xuất thẳng thắn, cởi mở nhằm chung tay xây dựng hệ sinh thái sáng tạo vì sự phát triển bền vững của các đô thị tại Việt Nam.

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn, Uỷ viên Thường trực, Uỷ ban Văn hoá-Giáo dục Quốc hội phát biểu

TS. Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và phát triển điện ảnh phát biểu

TS. Emma Duester, Trường Đại học RMIT phát biểu​

Nhạc sỹ Quốc Trung bày tỏ sự ủng hộ với việc xây dựng hồ sơ thành phố sáng tạo Hạ Long và Đà Lạt​

Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN) ra đời năm 2004 nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các thành phố coi sáng tạo là yếu tố chiến lược cho sự phát triển bền vững. UCCN xét yếu tố sáng tạo của các thành phố trên 07 lĩnh vực: thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, nghệ thuật truyền thông, điện ảnh, thiết kế, ẩm thực, văn học và âm nhạc. Hiện nay, đã có 295 thành phố tham gia Mạng lưới này và cùng hướng tới một mục tiêu chung: đặt sáng tạo và các ngành công nghiệp văn hóa vào trung tâm của các kế hoạch phát triển ở cấp địa phương và tích cực hợp tác ở cấp quốc tế. Khi tham gia UCCN, các thành phố cam kết chia sẻ những thực hành tốt nhất, đổi mới sáng tạo và xây dựng ý thức gắn liền với trách nhiệm, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, phát triển hợp tác với khu vực công và tư cũng như các tổ chức xã hội-nghề nghiệp.

NSƯT Trần Ly Ly phát biểu

TS. Nguyễn Thị Thu Hà, một trong những thành viên của Nhóm chuyên gia xây dựng Đề án phát biểu tại Hội thảo

Ông Nguyễn Quang, Cố vấn chương trình UNHabitat phát biểu​

Toàn cảnh Hội thảo

KTS Lê Việt Hà phát biểu

Ngày 30 tháng 10 năm 2019, Hà Nội đã được UNESCO công nhận là Thành phố sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế, thể hiện rõ nỗ lực và quyết tâm của Hà Nội trong việc triển khai kịp thời và hiệu quả chủ trương, chính sách nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sáng tạo, biểu đạt đa dạng của văn hóa trong phát triển bền vững của địa phương.

Các đại biểu tham dự Hội thảo (phiên kỹ thuật)​

Các đại biểu tham dự Hội thảo phiên thảo luận quốc tế​

Hiện nay, một số thành phố, đô thị ở Việt Nam như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, đô thị cổ Hội An, thành phố Hạ Long, thành phố Vũng Tàu, thành phố Đà Lạt có tiềm năng phát huy sáng tạo để phát triển bền vững và có khả năng tham gia vào UCCN theo các tiêu chí cơ bản như: (1) xác định sáng tạo là yếu tố có tính chất chiến lược trong quá trình phát triển bền vững của thành phố ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường; (2) đưa văn hóa, các ngành công nghiệp văn hóa vào các kế hoạch, chiến lược phát triển đô thị, trong đó tạo điều kiện cho quá trình sáng tạo, sản xuất, phân phối và giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, hoạt động văn hóa; phát triển các trung tâm sáng tạo và đổi mới; tạo điều kiện hưởng thụ các sản phẩm văn hóa cho người dân đô thị; (3) tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế, tham gia tiến trình thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp quốc về phát triển bền vững.

Do vậy việc xây dựng “Đề án phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo UNESCO” đòi hỏi quá trình nghiên cứu tiền khả thi, thu thập và phân tích số liệu, tham vấn các bên liên quan… làm cơ sở cho việc xây dựng Đề án.

Trần Hải Vân


share on facebook

Cục Hợp tác quốc tế

Cơ quan của bộ văn hóa thể thao và du lịch

Bản quyền Website thuộc Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)
Chịu trách nhiệm: Bà Nguyễn Phương Hoà  – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế

Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 024-39434217    Fax: 024-39437101

Ghi rõ nguồn Website http://icd.gov.vn khi phát hành lại từ trang web này

Bếp Hoàng Cương địa điểm đáng tin cậy nhất để mua các dòng bếp từ nhập khẩu, máy hút mùi, máy lọc nước, lò nướng với giá tốt nhất tại https://bephoangcuong.vn đến với bếp Hoàng Cương bạn sẽ được đảm bảo về chất lượng cũng như giá cả