Hội thảo Văn hoá 2022: Thể chế, Chính sách và Nguồn lực cho phát triển văn hoá

Ngày 17/12/2022 tại tỉnh Bắc Ninh đã diễn ra Hội thảo Văn hoá 2022: Thể chế, Chính sách và Nguồn lực cho phát triển văn hoá do Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và tỉnh Bắc Ninh tổ chức. Hội thảo có sự tham dự của đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư TW Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Về phía Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Thứ trưởng Tạ Quang Đông và đông đảo đại diện các Cục, Vụ và đơn vị sự nghiệp của Bộ đã tham dự Hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo tập trung đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hoá; việc huy động, bố trí nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hoá và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thể chế, chính sách và các giải pháp đẩy mạnh việc huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho bảo tồn, phát triển văn hoá đáp ứng yêu cầu xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hoá và con người Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo​

Trong bài bài tham luận về “Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và huy động nguồn lực cho phát triển văn hoá”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc của ngành như: vẫn còn “khoảng trống” trong khung khổ pháp lý để phát triển văn hoá. Đặc biệt, một số lĩnh vực văn hóa chưa có Luật hoặc Pháp lệnh điều chỉnh; các quy định của pháp luật hiện hành về huy động nguồn lực cho thấy văn hóa chưa hoàn toàn là ngành nghề được ưu tiên, khuyến khích; việc gián đoạn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, chương trình phát triển văn hóa đang làm giảm động lực thúc đẩy phát triển văn hóa gắn với kinh tế, xã hội, đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững; đầu tư cho Văn hóa còn đang ở mức khiêm tốn, chưa đạt được mục tiêu.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình bày tham luận tại Hội thảo

Theo đó, Bộ trưởng đã đề xuất một số kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện về thể chế chính sách và nguồn lực cho phát triển ngành như: rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật để điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực văn hóa, nhằm lấp đầy các “khoảng trống về pháp lý” tạo ra cơ sở, nguồn lực phát triển văn hóa; bổ sung vào Hệ thống chỉ tiêu quốc gia trong Luật thống kê để xem xét, đánh giá về mức đóng góp của ngành thể thao và du lịch trong GDP; thống kê đóng góp của các ngành công nghiệp văn hóa vào GDP để xây dựng Bộ chỉ số quốc gia về phát triển văn hóa và triển khai ứng dụng định kỳ để đo lường, đánh giá và giám sát sự đóng góp và tăng trưởng của lĩnh vực văn hóa trong tổng thể phát triển quốc gia; ban hành Chương trình mới về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa…

Thứ trưởng Tạ Quang Đông tham gia Toạ đàm tại Hội thảo

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đặt ra 07 việc cần làm, bao gồm: xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá bám sát các nhóm chính sách đã đề ra tại Hội thảo. Rà soát các nội dung về văn hóa trong các Chương trình mục tiêu Quốc gia. Tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược, chương trình, đề án về xây dựng văn hóa công sở, văn hóa học đường, văn hóa doanh nghiệp, ngoại giao văn hóa. Có kế hoạch và chương trình cụ thể để đầu tư các công trình văn hóa mang tính biểu tượng quốc gia và thời đại Hồ Chí Minh; phát triển các sản phẩm văn hóa có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng, phấn đấu có các tác phẩm văn học nghệ thuật xứng tầm, hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 100 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa để thu hút, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn. Đẩy mạnh thu hút đầu tư cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch, sản phẩm thương mại mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Chú trọng các cơ chế, chính sách phát huy, tạo điều kiện, khuyến khích, năng lực sáng tạo của các chủ thể văn hóa.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu dự họp

Lãnh đạo Cục Hợp tác quốc tế cùng Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội và ông Park Nark Jong, Cố vấn văn hoá Hàn Quốc tại Việt Nam

Cục Hợp tác quốc tế vinh dự đóng góp 02 tham luận tại Kỷ yếu của Hội thảo về “Các mô hình đầu tư văn hoá - Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và gợi mở đối với Việt Nam” của Cục trưởng Nguyễn Phương Hoà và “Chính sách hợp tác quốc tế vè văn hoá” của Phó Cục trưởng Trần Hải Vân.

Lãnh đạo Cục HTQT và Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia Việt Nam Nguyễn Thị Thu Phương

Trần Hải Vân


share on facebook

Cục Hợp tác quốc tế

Cơ quan của bộ văn hóa thể thao và du lịch

Bản quyền Website thuộc Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)
Chịu trách nhiệm: Bà Nguyễn Phương Hoà  – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế

Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 024-39434217    Fax: 024-39437101

Ghi rõ nguồn Website http://icd.gov.vn khi phát hành lại từ trang web này

Bếp Hoàng Cương địa điểm đáng tin cậy nhất để mua các dòng bếp từ nhập khẩu, máy hút mùi, máy lọc nước, lò nướng với giá tốt nhất tại https://bephoangcuong.vn đến với bếp Hoàng Cương bạn sẽ được đảm bảo về chất lượng cũng như giá cả