Skip to content
Cục Hợp Tác Quốc TếCục Hợp Tác Quốc Tế

  • Menu
  • Tiếng Việt | English
  • Giới thiệu
    • Lãnh đạo bộ
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
      • Văn phòng Cục Hợp tác quốc tế
      • Phòng Châu Âu – Châu Mỹ – Châu Phi
      • Phòng Châu Á – Thái Bình Dương
  • Tin tức
    • Chuyên Mục
      • Văn Hóa
      • Thể Thao
      • Du Lịch
      • Gia Đình
    • Hợp tác song phương
    • Hợp tác đa phương
    • Hoạt động của Cục Hợp tác quốc tế
    • Sự kiện sắp ra mắt
  • Nghiên cứu
  • Thư viện
    • Điều ước, Thỏa thuận quốc tế
    • Tin Ảnh
    • Video
    • Văn bản
  • Trung tâm văn hóa
    Việt Nam tại nước ngoài
    • Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào
    • Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp
  • Trung tâm văn hóa
    nước ngoài tại Việt Nam
Trang chủ Tin tức Hợp tác đa phương Unesco Thúc đẩy đối xử ưu đãi đối với các nước đang phát triển nhằm tạo sự cân bằng trong dòng chảy hàng hóa, dịch vụ văn hóa

Thúc đẩy đối xử ưu đãi đối với các nước đang phát triển nhằm tạo sự cân bằng trong dòng chảy hàng hóa, dịch vụ văn hóa

Từ ngày 11-13/9/2024 tại trụ sở UNESCO đã diễn ra phiên họp nhóm chuyên gia triển khai Điều 16 Công ước UNESCO 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, quy tụ 16 chuyên gia đại diện cho tiếng nói của các nước phát triển và đang phát triển từ tất cả các khu vực địa lý trên thế giới: Tây Âu – Bắc Mỹ, Đông Âu, châu Mỹ Latinh và Caribe, châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, các nước Ả rập. Tiến sỹ Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đại diện cho Nhóm các nước đang phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương tham dự cuộc họp.

Thuc Day Doi Xu Uu Dai Doi Voi Cac Nuoc Dang Phat Trien 01

Phát biểu khai mạc phiên họp, Ông Ernesto Ottone, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO phụ trách lĩnh vực văn hóa nhắc lại mục tiêu của Công ước 2005 là nhằm làm giàu có thêm giao lưu văn hóa. Tuy nhiên có sự mất cân đối trong trao đổi thương mại về hàng hóa, dịch vụ văn hóa. Chỉ có 5% hàng hóa văn hóa từ các nước kém phát triển trong khi 95% còn lại đến từ các nước phát triển. Hội nghị Chính sách văn hóa vì sự phát triển bền vững MONDIALCULT 2022 bày tỏ sự quan ngại về tình trạng mất bình đẳng sâu sắc trong công nghệ số giữa các quốc gia. Vì vậy, UNESCO trông đợi nhóm chuyên gia sẽ chia sẻ kinh nghiệm về việc thực thi Điều 16 để đưa ra các khuyến nghị mang tính khả thi giúp triển khai hiệu quả những biện pháp đối xử ưu đãi dành cho các nước đang phát triển.

Ông Toussaint Tiendrebeogo, Trưởng ban Thư ký Công ước cho biết Nhóm chuyên gia được thành lập theo yêu cầu của các nước thành viên. Mục tiêu của cuộc họp nhằm làm sâu sắc thêm hiểu biết về những cam kết tại Điều 16 liên quan đến khái niệm đối xử ưu đãi, cổ vũ, vận động chính sách cho các ưu đãi dành cho các nước đang phát triển, tuyên truyền rộng rãi về thực tiễn tốt, khởi xướng sáng kiến mới và đưa ra các khuyến nghị chiến lược đề xuất lên Ủy ban liên Chính phủ vào tháng 2 năm 2025 và đệ trình ra Đại hội đồng vào tháng 6.

Nhóm chuyên gia đã thảo luận sôi nổi và xác định 5 điều kiện để thỏa mãn biện pháp đối xử ưu đãi mà Điều 16 đề ra gồm: Do một nước phát triển thực hiện; Các nước đang phát triển được hưởng lợi; Thúc đẩy giao lưu văn hóa; Liên quan đến hàng hóa, dịch vụ văn hóa và / hoặc các chuyên gia và người thực hành văn hóa từ các nước đang phát triển; Không đòi hỏi có đi có lại

Thuc Day Doi Xu Uu Dai Doi Voi Cac Nuoc Dang Phat Trien 02

Chuyên gia từ các nước đã dành thời gian trao đổi về mối quan hệ giữa Công ước 2005 và các Điều ước quốc tế khác, tương quan với các nguyên tắc đàm phán thương mại trong WTO, trở ngại về visa đối với nghệ sỹ từ các nước đang phát triển trong giao lưu văn hóa với các nước phát triển, đề xuất một số biện pháp như đơn giản hóa thủ tục visa, giảm phí visa. Thách thức từ sự phối hợp liên Bộ, ngành, thiếu nhận thức về Công ước 2005 là một hạn chế được nhiều chuyên gia chia sẻ. Nhóm công tác cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình triển khai Điều 16 bên cạnh việc hợp tác tốt hơn giữa các cơ quan quản lý văn hóa, thương mại và các cơ quan hữu quan khác (thuế, xuất nhập cảnh…). Thách thức trong thương mại điện tử khi hàng hóa hay dịch vụ đều được mã hóa, trở thành “sản phẩm số”, do đó, cần nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực đàm phán về thương mại số, Trí tuệ Nhân tạo…

Tích cực tham gia đóng góp ý kiến, đại biểu Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến ưu đãi đối xử trên 2 cấp độ song phương và đa phương. Là một nước đang phát triển, Việt Nam từng nhận được các dự án ODA trong lĩnh vực văn hóa từ Thụy Điển, Đan Mạch…Thành công từ phát triển kinh tế, vươn lên trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp dẫn đến sự thay đổi trong hình thức hợp tác chuyển từ nước nhận viện trợ sang đối tác, đôi bên cùng có lợi. Hiện nay, Việt Nam tiếp tục nhận được hỗ trợ qua các chuyến nghiên cứu tại Đức, Anh, đào tạo nâng cao năng lực từ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp Wallonie-Bruxelles, hay hỗ trợ tiếp cận thị trường điện ảnh Cannes,…Ở cấp độ đa phương: hợp tác trong ASEAN với các nước đối thoại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc diễn ra sôi nổi. Đặc biệt các dự án văn hóa ASEAN – Hàn Quốc mà Việt Nam là nước điều phối viên được tích cực triển khai trong các lĩnh vực âm nhạc, mỹ thuật, văn hóa đọc, điện ảnh…Chia sẻ của đại diện Việt Nam về quá trình tham vấn khi thực hiện Báo cáo quốc gia với sự tham gia của các bên liên quan từ các Bộ, ngành phụ trách công thương, truyền thông, kế hoạch – đầu tư, đến các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức văn hóa, nghệ thuật, nghệ sỹ độc lập và cả truyền thông báo chí…được các nước đánh giá là một thực tiễn tốt trong việc nâng cao nhận thức về Công ước UNESCO 2005. Đặc biệt, đại biểu Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc định hướng chính sách ở cấp cao trên bình diện toàn cầu, UNESCO cần tiếp tục dẫn dắt tiến trình đưa văn hóa trở thành một mục tiêu riêng trong chương trình nghị sự về phát triển bền vững, có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ với các cơ quan khác của Liên hiệp quốc như UNDP, UNCTAD…, kêu gọi các quốc gia đưa văn hóa là lĩnh vực ưu tiên trong hỗ trợ phát triển chính thức ODA.

Thuc Day Doi Xu Uu Dai Doi Voi Cac Nuoc Dang Phat Trien 03

Trong những năm qua, UNESCO đã nỗ lực triển khai Điều 16 qua một số hoạt động như thông qua Báo cáo Quốc gia để các nước đang phát triển chia sẻ các biện pháp thực hiện, và các nước đang phát triển báo cáo về lợi ích thu nhận được; đặt hàng các nghiên cứu toàn diện về “Văn hóa trong các Điều ước, Hiệp định; xuất bản Báo cáo Toàn cầu 2022 cho thấy sự tăng trưởng về xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ văn hóa toàn cầu nhưng có ít dấu hiệu gia tăng xuất khẩu của các nước đang phát triển, bộc lộ hạn chế trong thực thi các biện pháp đối xử ưu đãi; Xuất bản hướng dẫn về đàm phán nội dung văn hóa trong hiệp định thương mại; Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các nhà đàm phán thương mại, chuyên gia văn hóa thông qua 8 khóa đào tạo vùng trong giai đoạn 2023-2024 cho 140 thành viên từ 75 quốc gia nhằm cung cấp hiểu biết sâu hơn về Điều 16 và trao công cụ triển khai các biện pháp đối xử ưu đãi tại các nước…

Để triển khai hiệu quả Điều 16 trong thời gian tới, nhóm chuyên gia đưa ra nhiều khuyến nghị như nâng cấp cơ chế giám sát việc thực thi Công ước, sáng kiến xây dựng Cổng thông tin về đối xử ưu đãi trong đó tập hợp các biện pháp chính sách các nước đang triển khai, lập bản đồ các nguồn lực ưu đãi cho các nước đang phát triển, nâng cao nhận thức cho tất cả các bên tham gia, tăng cường năng lực cho các nhà đàm phán thương mại, nhấn mạnh vai trò của đầu mối quốc gia, tổ chức các chiến dịch gắn với kỷ niệm 20 năm ra đời Công ước.v.v. Sau 3 ngày làm việc tập trung, Ban Thư ký Công ước sẽ tổng hợp và tiếp tục trao đổi cùng Nhóm chuyên gia để hoàn thiện các đề xuất khuyến nghị trong thời gian tới, đệ trình lên các cơ quan có thẩm quyền của Công ước phê duyệt theo tiến độ đã đề ra trong năm 2025.

Thuc Day Doi Xu Uu Dai Doi Voi Cac Nuoc Dang Phat Trien 04

Công ước UNESCO về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa ra đời năm 2005 khẳng định chủ quyền của các quốc gia trong việc ban hành và thực thi các biện pháp, chính sách văn hóa công nhận tính hai mặt của hàng hóa và dịch vụ văn hóa, tăng cường sự đoàn kết và hợp tác quốc tế để khuyến khích sự biểu đạt văn hóa đa dạng của các quốc gia. Đây là một công cụ pháp lý mang tính ràng buộc, trong đó có nhiều điều khoản mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển, cụ thể là Điều 16 về đối xử ưu đãi cho các nước đang phát triển quy định “các quốc gia phải tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hóa với các đang phát triển thông qua các khuôn khổ pháp lý và thể chế phù hợp, dành đối xử ưu đãi cho các nghệ sỹ và những người thực hành, chuyên gia văn hóa, cũng như hàng hóa và dịch vụ văn hóa từ các nước đang phát triển”. 
  PMP từ Paris

Bài viết cùng chủ đề

  • Việt Nam tham gia cuộc họp trực tuyến thành viên quốc tế EXPO 2020 lần thứ 5
  • Hội nghị lần thứ 55 Ủy ban Văn hóa-Thông tin ASEAN
  • Rome – Ứng cử viên tiềm năng tổ chức EXPO 2030
  • Thúc đẩy hợp tác văn hóa và du lịch trong giai đoạn mới, làm sâu sắc mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc
  • Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tiếp Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam
  • Phát triển hợp tác văn hóa song phương tương xứng quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Cuba
Tin mới nhất
  • Bollywood đến Việt Nam: Hành trình biến cảnh đẹp thành màn ảnh lớn Chức năng bình luận bị tắt ở Bollywood đến Việt Nam: Hành trình biến cảnh đẹp thành màn ảnh lớn
  • Đoàn đại biểu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng về Đối thoại Văn minh Toàn cầu tại Trung Quốc Chức năng bình luận bị tắt ở Đoàn đại biểu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng về Đối thoại Văn minh Toàn cầu tại Trung Quốc
  • 10
    Th7
    Hội nghị Tiểu ban Thông tin ASEAN lần thứ 26: Thúc đẩy Chuyển đổi số và Tăng cường tính tự cường của khu vực trong lĩnh vực thông tin Chức năng bình luận bị tắt ở Hội nghị Tiểu ban Thông tin ASEAN lần thứ 26: Thúc đẩy Chuyển đổi số và Tăng cường tính tự cường của khu vực trong lĩnh vực thông tin
  • Sôi động Tuần Pháp ngữ tại Nhà triển lãm Việt Nam nhân dịp chuyến thăm của Tổng Thư ký OIF đến EXPO 2025 Chức năng bình luận bị tắt ở Sôi động Tuần Pháp ngữ tại Nhà triển lãm Việt Nam nhân dịp chuyến thăm của Tổng Thư ký OIF đến EXPO 2025
  • Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản vinh dự đón Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Lào đến thăm Chức năng bình luận bị tắt ở Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản vinh dự đón Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Lào đến thăm
  • Thứ trưởng Tạ Quang Đông tiếp Đại sứ Iran tại Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ: Tình cảm hữu nghị và nền tảng hợp tác vững chắc Chức năng bình luận bị tắt ở Thứ trưởng Tạ Quang Đông tiếp Đại sứ Iran tại Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ: Tình cảm hữu nghị và nền tảng hợp tác vững chắc
  • Hợp tác điện ảnh Việt Nam – Hoa Kỳ đi vào thực chất và hiệu quả Chức năng bình luận bị tắt ở Hợp tác điện ảnh Việt Nam – Hoa Kỳ đi vào thực chất và hiệu quả
Liên hệ
  • 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • 024-39434217
  • 024-39437101
  • cuchoptacquocte@bvhttdl.gov.vn
Kết nối với chúng tôi
Favicon Logo Htqte

Bản quyền website thuộc
Cục hợp tác quốc tế - Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chịu trách nhiệm: Bà Nguyễn Phương Hòa
Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế

Ghi rõ nguồn Website: https://icd.gov.vn
khi phát hành lại trang web này

  • Giới thiệu
    • Lãnh đạo bộ
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
      • Văn phòng Cục Hợp tác quốc tế
      • Phòng Châu Âu – Châu Mỹ – Châu Phi
      • Phòng Châu Á – Thái Bình Dương
  • Tin tức
    • Chuyên Mục
      • Văn Hóa
      • Thể Thao
      • Du Lịch
      • Gia Đình
    • Hợp tác song phương
    • Hợp tác đa phương
    • Hoạt động của Cục Hợp tác quốc tế
    • Sự kiện sắp ra mắt
  • Nghiên cứu
  • Thư viện
    • Điều ước, Thỏa thuận quốc tế
    • Tin Ảnh
    • Video
    • Văn bản
  • Trung tâm văn hóa
    Việt Nam tại nước ngoài
    • Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào
    • Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp
  • Trung tâm văn hóa
    nước ngoài tại Việt Nam

Đăng nhập

Quên mật khẩu?